Chủ quan khi con táo bón lâu ngày
Táo bón kéo dài là tình trạng táo bón ở trẻ mà thời gian diễn ra nhiều hơn 1 tháng hoặc thường xuyên tái phát không cải thiện rõ rệt, triệt để.
Có 3 nguyên nhân chính gây nên tình trạng này: do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nhu động ruột còn yếu; do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu hợp lý; do yếu tố tâm lý khiến bé sợ hãi, nín nhịn đi ngoài.
Theo thống kê từ bệnh viện nhi trung ương, tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài trải dài ở nhiều độ tuổi khác nhau và có xu hướng ngày càng nhỏ hóa độ tuổi. Ước tính có khoảng 35% trẻ từ 4 – 7 tuổi từng bị táo bón khi còn nhỏ ( giai đoạn 6 tháng đến 3 tuổi), từ 2 – 4 tuổi trẻ tập ngồi bô nên cũng dễ bị táo bón mạn tính. Và có tới 5% trẻ độ tuổi đến trường bị táo bón kéo dài hơn 6 tháng. Đây quả là những con số đáng báo động mà các bậc phụ huynh nên lưu tâm.
Tuy nhiên chính vì sự phổ biến này mà đôi khi cha mẹ thường lơ là, chủ quan không điều trị sớm cho bé dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và đáng tiếc.
Những hậu quả khôn lường khi để trẻ táo bón kéo dài
Táo bón kéo dài lâu ngày thường khiến phân tích tụ nhiều trong ruột bé gây chướng bụng, đầy hơi khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn khó tiêu lâu dần dẫn đến chứng biếng ăn, kém hấp thu, trẻ sẽ có nguy cơ cao suy sinh dưỡng, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ. Bên cạnh đó, việc không thể thải loại các chất độc và cặn bã trong cơ thể sẽ kéo theo suy giảm sức đề kháng, gây nhiễm độc cho cơ thể.
Táo bón còn làm phân cứng hơn, khi trẻ đi cầu sẽ phải dùng nhiều sức để đẩy phân ra ngoài, sẽ gây nứt hay rách ống hậu môn từ đó hình thành nứt kẽ hậu môn, chảy máu khi đi tiêu gây đau đớn cho trẻ.
Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng sẽ gây cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể lâu dần gây nên bệnh trĩ, bị sa trực tràng và thậm chí nghiêm trọng hơn là UNG THƯ TRỰC TRÀNG.